TRƯỜNG THPT XUÂN PHƯƠNG
TỔ HÓA – SINH – KTN
Chuyên đề : PHÂN BÓN
Giáo dục STEM là quan điểm DH định hướng phát triển năng lực thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học. Các kiến thức và kĩ năng về vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học được tổ chức DH tích hợp theo chủ đề giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn mang lại hiệu quả và có giá trị.
Dạy học tích hợp liên môn theo định hướng GD STEM là một phương pháp dạy học tích cực đang rất được quan tâm hiện nay. Chính vì vậy tổ Hóa – Sinh – KTNN trường THPT Xuân Phương đã xây dựng chuyên đề tích hợp liên môn “ Phân bón” theo định hướng GD STEM.
Cây trồng cần gì để phát triển? Làm thế nào để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp? Với gia đình ở thành phố, làm thế nào để có thể có vườn rau sạch tại nhà vừa có năng suất cao vừa tạo không gian xanh cho ngôi nhà? Thực hiện dự án STEM “phân bón” HS sẽ trả lời được các câu hỏi trên.
Trong thời gian 5 tuần từ 24/11 – 28/12 thực hiện dự án, HS cần thiết kế bộ dụng cụ thủy canh dựa trên các nguyên vật liệu có sẵn, áp dụng phương pháp thủy canh trồng cây xà lách và sử dụng phân bón với những hàm lượng khác nhau ở các nhóm từ đó thấy được tác động của phân bón đến cây trồng và đưa ra được hàm lượng tối ưu, gợi ý phát triển mô hình trồng rau sạch tại các hộ gia đình. Sau đây là một số hình ảnh sản phẩm của các nhóm:
Nhóm 1: Trồng cây xà lách thủy canh không sử dụng phân bón
Nhóm 2: Trồng cây xà lách thủy canh với hàm lượng phân bón bằng ½ chuẩn
Nhóm 3: Trồng cây xà lách thủy canh với hàm lượng phân bón chuẩn
Nhóm 4: Trồng cây xà lách thủy canh với hàm lượng phân bón bằng 1,5 chuẩn
Chuyên đề được thiết kế bao gồm 2 tiết hoạt động trên lớp : tiết 1 nghiên cứu lý thuyết, tiết 2: báo cáo dự án. Ngày 30/12, cô Nguyễn Phương Thảo đại diện cho Tổ Hóa – Sinh – KTNN thực hiện tiết báo cáo dự án với sự tham gia của tập thể HS lớp 11A2.
Tiết học diễn ra rất sôi nổi, HS tự tin thuyết trình sản phẩm của nhóm mình đồng thời đưa ra các câu hỏi về sản phẩm của nhóm khác.
HS dựa và !important;o nhận xét, góp ý của các tổ khác và của GV thảo luận sau tiết học để cải tiến sản phẩm của mình và có thể hướng dẫn cả lớp sử dụng đại trà tại hộ gia đình.